Lời Trần T́nh của Người Dịch Bản Việt Ngữ

 

Lại mưa!

Thật là đến hay...  Thật là trùng hợp… 
 

Ngày Thứ Năm, 6 tháng 8 năm 1998, ngày mừng kỷ niệm 15 năm thành hôn của ḿnh, vợ chồng chúng tôi cùng ba cháu lần đầu tiên đến thăm cha Chu Công tại đan viện Thánh Giuse mà ngài đang làm đan viện trưởng, ở Spencer, tiểu bang Massachusetts, thuộc miền đông bắc Hoa Kỳ. Gần đến nơi th́ trời bắt đầu mưa, mưa giữa “mùa hè đỏ lửa”! Sáng nay, Chúa Nhật 32 Thường Niên, ngày 8/11/1998, khi tôi bắt đầu việc chuyển dịch tác phẩm bằng Anh ngữ này của Cha Chu Công sang Việt ngữ, tại Tổng Giáo Phận Los Angeles, miền Tây Nam Hoa Kỳ, trời lại mưa, mưa từ đêm, mưa giữa “mùa thu lá bay”!

 

Những cơn mưa lạ đời ấy, xẩy ra ở hai thời điểm khác nhau không phải là mùa mưa chính thức tại Mỹ (thường vào mùa xuân, đầu năm dương lịch), tại hai khung trời hoàn toàn xa biệt nhau (cả trên 2500 dặm, tức hơn 4000 cây số) và khác nhau như thế, đều liên quan đến việc giữa tôi và cha Chu Công, cũng không ngộ nghĩnh bằng cơ duyên tôi được quen biết và gặp gỡ ngài. Trên đường đến thăm vị linh mục này vào mùa hè vừa rồi, các con tôi hỏi:

-         Cha Chu Công là ai vậy bố?

-         Bố cũng không biết nữa. Bố đă được gặp ngài bao giờ đâu.

-         Vậy sao bố lại đến thăm ngài?

-         V́ bố đă hứa với ngài. Khi ngài mời bố đến dự lễ Kim Khánh 50 năm thụ phong linh mục của ngài hồi tháng 6 vừa rồi, v́ không thể đến được, bố đă hồi âm cho ngài và hứa với ngài là vào dịp gia đ́nh ḿnh tiện đi chơi miền đông bắc Hoa Kỳ đây sẽ ghé thăm ngài, thế thôi? 

 

Phải, trước ngày 6/8/1998 vừa rồi, tôi hoàn toàn không biết cha Chu Công như thế nào. Tôi chỉ thỉnh thoảng đọc thấy tên của ngài trên báo chí Việt ngữ Công Giáo. Được biết ngài là một đan sĩ linh mục Trappist, với chức vị đan viện phụ (abbot) ở Phi Luật Tân, tôi tự nhiên cũng cảm thấy vinh dự. Ngài là người Việt Nam đầu tiên tu trong một Ngành Ngặt (Strict Observance) của ḍng Xi-Tô này, mà lại c̣n “làm lớn” nữa chứ; mới đây có thêm hai linh mục Việt Nam nữa, một ở Kentuckey (cha TKH) và một ở Virginia (cha HVT).

 

Theo sử liệu cho biết, Ḍng Xi-Tô là một hội ḍng khổ tu, do Thánh Robert Molesme (1024-1110) thành lập tại Citeaux (Xi-Tô) nước Pháp năm 1098, theo luật khổ hạnh của ḍng Thánh Biển Đức (480-547) khai sáng ở Ư năm 529. Qua hai thế kỷ phát triển mạnh mẽ, hội ḍng Xi-Tô này bắt đầu xuống dốc kể từ sau thế kỷ 13, để rồi lại được phục hồi từ năm 1664, nhờ đức đan viện phụ Armand de Rancé (1626-1700). Các đan viện Xi-Tô bắt đầu hợp lại thành một hội ḍng quốc tế, được đại diện bởi một tổng quyền từ năm 1892, cũng là năm có Ngành Xi-Tô Ngặt. C̣n hội ḍng Xi-Tô ở Việt Nam, một hội ḍng được Cha Benoit Henri Denis (1880-1933), một phần tử của Hội Thừa Sai Ngoại Quốc Ba Lê, thành lập từ ngày 15-8-1918 tại Quảng Trị (Huế) với tu viện (monastère/monastery) đầu tiên là Phước Sơn, (sau đó, v́ hoàn cảnh, tu viện mẹ này đă di chuyển vào Thủ Đức năm 1954, rồi về Bà Rịa Vũng Tầu từ năm 1978 tới nay). Từ tu viện đầu tiên ấy hội ḍng Xi-Tô Việt Nam đă tuần tự phát triển thêm các tu viện khác, như Châu Sơn ở Nho Quan (Bắc Việt) năm 1936, Phước Lư ở Biên Ḥa năm 1950, Châu Sơn ở Đơn Dương (Đà Lạt) năm 1957, Châu Thủy (ở cực nam Trung Việt) năm 1972, Vĩnh Phước (ở trung đông Nam Việt) năm 1974 và Đức Mẹ Fatima ở Thụy Sĩ năm 1979. Tất cả các tu viện hay đan viện Xi-Tô Việt Nam đều thuộc về Ngành Chung (Common Observance), được tổng hội ḍng chính thức công nhận từ ngày 11-10-1933. Thật ra, vào thập niên 1940, các đan sĩ Xi-Tô Việt Nam đă muốn sát nhập vào Ngành Xitô Ngặt, nhưng Ngành này, v́ bảo thủ, không nhận! (Theo tác giả cho người dịch bản Việt ngữ biết, lư do là v́ Ḍng bên Việt Nam không giữ luật im lặng tuyệt đối, ở chỗ anh em nói chuyện giải trí một vài giờ vào ngày Chúa Nhật. Sau Công Đồng Vaticanô II, Ngành Ngặt này đă nới rộng luật im lặng, và công nhận rằng Ḍng bên Việt Nam đă đi trước ḿnh cả 25 năm!). Ngày 6-10-1964, Ṭa Thánh nâng ba tu viện Phước Sơn (Thủ Đức), Châu Sơn (Đà Lạt) và Phước Lư (Biên Ḥa) lên cấp đan viện (abbaye/abbey).

 

Lúc con người sinh sau đẻ muộn như tôi, từ hồi ngài làm linh mục 50 năm về trước, mới biết tên tuổi âm thầm của ngài qua báo chí, th́ ngài hiện lên trong trí tôi như một vị linh mục già nua, gầy yếu, thâm trầm. Có lẽ quan niệm sẵn có về khổ tu và thánh thiện đă tạo nên trong tôi mẫu người tiêu biểu như vậy chăng? Có thể h́nh ảnh Cha Thánh Đaminh Maria Trần Đ́nh Thủ, vị sáng lập ḍng Đức Mẹ Đồng Công (C.M.C), đă qúa sâu đậm ở trong tâm trí của tôi chăng?

 

Thế nhưng, vị linh mục “già nua, gầy yếu, thâm trầm” trong trí của tôi đó, đă xuất hiện tại pḥng khách đan viện của ngài, với tư cách là một đan viện trưởng (prior) để tiếp gia đ́nh tôi chiều mưa hôm ấy, hoàn toàn khác hẳn. Ngài rất khỏe mạnh, no tṛn, khoảng lục tuần, có tầm vóc, h́nh dáng và điệu bộ giống như cha Giuse Nguyễn Văn Tịnh, chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Hoa Kỳ tiên khởi, 1980-1984. Càng nói chuyện với ngài, tôi càng lấy làm lạ v́ một vị linh mục hoạt bát, thậm chí nói chuyện vui cười, như ngài lại có thể sống âm thầm trong một nhà ḍng hoàn toàn im lặng và chuyên về cầu nguyện như vậy. Đến thăm ngài, tôi đă có ư hỏi ngài cho rơ hai vấn đề: một là tại sao ngài lại trở thành một đan sĩ Trappist ở đó (Spencer, Hoa Kỳ, hải ngoại), và hai là ngài đă cảm nghiệm chiêm niệm như thế nào?

 

Về vấn đề thứ nhất liên quan đến đời tư của ḿnh, ngài đă kể cho chúng tôi nghe từ đầu đến cuối, từ khi ơn gọi tu tŕ mới chớm phát hiện vào lúc thiếu thời của ngài, tới khi ngài cảm thấy có khuynh hướng thiên về khổ tu, và cuối cùng thiên định đă bất ngờ đưa ngài chính thức đến đan viện nơi ngài đang ở cho tới bấy giờ. (Xin xem phần tóm lược Đôi Nét Về Tác Giả ở tiếp phần Lời Trần T́nh này, trang 17-18). Tôi c̣n nhớ, trong chuyện kể, ngài cho biết, khi được phép Ṭa Thánh cho vào ḍng ở đó, ngài đă nhận một tập sách có trên 200 thủ hiệu (sign language) khác nhau để học cách làm dấu khi cần, v́ trước Công Đồng Vaticanô II luật ḍng của ngài tuyệt đối cấm không được nói. Thế mà, khi giao tiếp với các đan sĩ mới tu trẻ tuổi hơn ḿnh, ngài đă tự chấp hai ba thủ hiệu thành câu nói pha tṛ, không có hay không được qui định trong tập sách này, để làm họ vui cười cho khuây khỏa. Vâng, chính vị linh mục hoạt bát ấy lại là tác giả của cuốn sách về chiêm niệm này.

 

Về vấn đề thứ hai, liên quan đến cảm nghiệm chiêm niệm của ngài, v́ chúng tôi không c̣n đủ giờ ở với ngài hôm đó, ngài đă chính thức lên tiếng nhờ tôi chuyển dịch sang Việt ngữ cho ngài cuốn “Comtemplative Experience” mà ngài đă gửi tặng tôi, để đáp lại cuốn “Đời Cầu Nguyện” và cuốn “Thần Linh và Sự Sống” tôi biếu tặng ngài đầu năm 1997, mừng ngài về lại Mỹ hồi năm 1996, sau thời gian 8 năm phục vụ ở Phi Luật Tân. Ngài cho tôi biết cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1992 ở Phi Luật Tân mà ngài nhờ tôi chuyển dịch sang Việt ngữ đó đă được ngài quảng diễn rộng hơn, và cũng đă được nhà xuất bản Crossroad ở New York nhận phát hành. Trong thư gửi cho tôi đề ngày 25/8/1998, ngài đă tỏ ư nguyện “cho xuất bản sách Tiếng Việt cùng một trật với bản tiếng Anh”, v́ trong thư ngài c̣n cho biết “nhà in Crossroad ở New York đă nhận bản thảo (manuscripts) và nói: sang năm sẽ in”.  Trong thư đề ngày 16-9-1998, ngài đă gửi cho tôi cả bản thảo chính, mà ngài gọi là “bản mẫu”, bằng tiếng Anh cuốn sách của ngài. Rồi trong thư đề ngày 6-11-1998, (đến tay tôi ngày 9/11/1998), ngài đă gửi cho tôi lời giới thiệu của Bà giáo sỹ Cynthia Bourgeault là bạn thân của ngài (như được dịch ở trang 9-13), và báo rằng: “Bản tiếng Anh đang được Crossroad sửa soạn in”. 

 

Như thế, thời điểm tôi bắt đầu dịch cuốn sách này ngày 8/11/1998, (sau hơn một tháng rưỡi nhận được bản thảo của ngài), và rồi lại nhận được thư của ngài ngay ngày hôm sau 9/11/1998 trên đây, với lời lẽ như giục tôi bắt tay vào việc chuyển dịch đi, không phải là một trùng hợp khác nói lên thiên định hay sao, trong việc tôi mạo hiểm dịch thuật một cuốn sách có nội dung phải là một đan sĩ thâm sâu như chính tác giả của nó mới có thể tránh được vấp phạm “dịch là phản”.

 

Cho tới nay, tôi cũng không rơ v́ lư do nào vị đan sĩ linh mục tác giả này lại tin tưởng để cho một con người trần tục như tôi được đặc ân dịch tác phẩm đầu tay cũng là tác phẩm duy nhất của cuộc đời đan sĩ gần 40 năm của ngài này. Về khả năng dịch thuật song ngữ của tôi, có thể v́ ngài đă căn cứ vào cuốn “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời”, cuốn sách thứ sáu do tôi soạn dịch 33 trong 80 bài giáo lư về Chúa Thánh Thần của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, được nguyệt san Dân Chúa xuất bản 5/1998 trước lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (31-5-1998), mà tôi biếu ngài hồi tháng 7/1998 để mừng 50 năm linh mục của ngài chăng? 

 

Về kiến thức chiêm niệm để dịch sách chiêm niệm như của ngài, phải chăng ngài căn cứ vào những ǵ tôi chia sẻ trong các cuốn sách tôi biếu tặng ngài, như “Đời Cầu Nguyện”, “Thần Linh và Sự Sống” và “Gịng Sông Chảy Nước Ban Sự Sống”?? Về hai cuốn đầu, trong thiệp cám ơn đề ngày 21-2-1997, ngài viết: “Qua hai tác phẩm này, tôi được biết ông có một t́nh yêu tha thiết với Chúa và muốn san sẻ t́nh yêu thương nồng nàn đó với mọi người”. Riêng cuốn thứ hai, trong thư đề ngày 1-11-1997, ngài c̣n thêm: “Nó là mỏ vàng, giúp anh em linh mục bận bịu với trăm ngàn công việc có nguồn mạch để dễ dàng và mau chóng t́m được tài liệu ngay trong tay để sửa soạn bài giảng. Qúi hóa vô cùng”. Về cuốn thứ ba, cuốn viết về mạc khải thần linh như gịng sông chảy nước ban sự sống đức tin, trong thiệp phúc đáp không đề ngày cũng trong năm 1997, ngài viết: “Chính cuốn sách là gịng sông chảy nước ban sự sống”.

 

Có lẽ một trong những lư do thực tế khiến tôi dám mạo muội làm một việc đặc biệt này, chính là v́ vị tác giả của những ǵ tôi dịch c̣n sống; nếu có ǵ không chính xác, ngài vẫn có thể sửa chữa cho đúng với ư của ngài trước khi in ấn. Như thế th́ đâu c̣n lo “dịch là phản” nữa. Ngoài ra, một lư do khác nữa khiến tôi nhận dịch tác phẩm chiêm niệm này là v́ tôi thích đề tài chiêm niệm từ lâu lắm rồi. Cách đây 30 năm, tôi đă t́m đọc bản dịch Việt ngữ cuốn “Hạt Giống Chiêm Niệm” và bộ sách hai cuốn “Không Ai Là Một Ḥn Đảo” rất hay của Thomas Merton.

 

Ngoài kiến thức về chiêm niệm qua sách vở, kinh nghiệm sống đạo cũng từ từ cho tôi hiểu được phần nào chiêm niệm là ǵ và thế nào là chiêm niệm, một vấn đề mà trước đây, càng đọc sách về chiêm niệm tôi lại càng lầm tưởng. Ơû chỗ, hồi ấy tôi cứ tưởng là chiêm niệm chỉ dành cho nhà tu, nhất là cho các đan sĩ nam nữ, và đă là một người chiêm niệm phải là người có những tư tưởng cao siêu, như Thomas Merton chẳng hạn, những tư tưởng mà diễn tả ra th́ độc giả hoặc thính giả có tŕnh độ một chút phải chú ư lắm mới hiểu được, hay suy nghĩ măi mới am tường. Thật ra, theo vai tṛ của ḿnh, chiêm niệm là tác động cầu nguyện thiết yếu trong việc kết hợp với Thiên Chúa.

 

Đúng vậy, nếu kết hợp với Thiên Chúa, tột đỉnh của chính linh đạo Kitô giáo cũng như của các linh đạo Kitô giáo, là ở chỗ ư muốn của con người hoàn toàn tuân phục ư muốn vô cùng toàn hảo của Thiên Chúa là Cha trên trời trong hết mọi sự, và nếu cầu nguyện là liên lỉ khát vọng một ḿnh “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn.4:8,16) trên hết mọi sự, th́, theo bản chất đích thực của ḿnh, chiêm niệm chính là cảm nghiệm thần linh “trong tinh thần và chân lư (Jn.4:24). Bởi v́, muốn kết hợp với Thiên Chúa th́ phải khát vọng (nguyện cầu) Ngài, và nếu muốn khát vọng Ngài không thể nào lại không cảm nghiệm (chiêm niệm) Ngài. Chính v́ cảm nghiệm chiêm niệm đây là cảm nghiệm “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn.4:24) mà cảm nghiệm chiêm niệm này phải là một cảm nghiệm thần linh trong tinh thần và chân lư, chứ không phải chỉ là một thứ cảm nghiệm bằng tưởng nhớ suông, bằng suy biết suông hay bằng cảm xúc suông.

 

Hiểu về chiêm niệm như thế, nên khi vừa nhận “bản mẫu” cuốn “Contemplative Experience”, (bản đă được tác giả quăng diễn sâu rộng hơn và đặt cho một tựa đề mới là “Embracing Holy Desire”), tôi cảm phục tác giả của nó liền, và tự nhiên thấy ḿnh hết sức hứng khởi để thực hiện việc chuyển dịch tác phẩm chiêm niệm thuần túy đầu tiên của một tác giả Việt Nam (mà lại viết bằng tiếng ngoại quốc này), một vị linh mục đan sĩ chiêm niệm Việt Nam gần 40 năm tại hải ngoại song không bao giờ quên Giáo Hội Mẹ Việt Nam kính ái của ḿnh, quên đồng hương Công Giáo qúi thương của ḿnh, đối tượng cho bản dịch Việt ngữ mà ngài có ư muốn chia sẻ những bước đường hay phương pháp đă dẫn ngài tới “cảm nghiệm chiêm niệm” hay tới việc “Aáp Ủ Ước Vọng Lành Thánh”!

 

Tuy nhan đề của bản Anh ngữ là “Cảm Nghiệm Chiêm Niệm: T́nh Yêu Nhục Thể và Hiệp Nhất Thiêng Liêng” có vẻ thực tế, song tôi vẫn thấy nhan đề theo nguyên bản là “Aáp Ủ Ước Vọng Lành Thánh” hay hơn, v́ nhan đề do chính tác giả chọn này mới phản ảnh trọn vẹn nội dung và đích xác chân tướng của “cảm nghiệm chiêm niệm”.

 

Nếu Thiên Chúa không trả lời cho Moisen về tên gọi của Ngài: “Ta là Thiên Chúa” mà “Ta là Đấng Hiện Hữu” (Ex.3:13-14) thế nào, th́ “cảm nghiệm chiêm niệm” phải được đặt cho một tên gọi chính xác, đó là “Aáp-Ủ Ước-Vọng Thánh Thiện” như vậy. Bởi v́, nếu nói đến “Đấng Hiện Hữu” là nói đến Thiên Chúa, đến “một Thiên Chúa chân thật duy nhất” (Jn.17:3) thế nào, th́ nói đến “Aáp-Ủ Ứơc-Vọng Lành Thánh” cũng là nói đến tinh hoa, đến bản chất thực sự làm nên “cảm nghiệm chiêm niệm” như vậy.

 

Khởi dịch tại Tổng Gíao Phận Los Angeles Chúa Nhật 8/11/98

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL.